Cách đọc kết quả siêu âm thai 12 tuần chuẩn như bác sĩ
Đọc kết quả siêu âm thai 12 tuần với các chỉ số hay gặp: đường kính lưỡng đĩnh, chiều dài xương đùi, chu vi đầu, chiều dài đầu mông, cân nặng… chị em có thể so sánh với ngay kết quả ở bên dưới.
Chỉ số siêu âm thai giúp bác sĩ cũng như mẹ bé theo dõi được thai nhi có phát triển tốt hay không, đồng thời thông qua siêu âm bác sĩ cũng phát hiện ra những bất thường của bé.

Trong 9 tháng mang thai, mẹ bầu thường được chỉ định khám thai đều đặn hàng tháng hoặc ở những mốc quan trọng như 12 tuần, 22 tuần, 32 tuần. Mỗi lần khám, các bác sĩ có thể sẽ thực hiện siêu âm thai để đó chiều dài mông – đùi, đường kính lưỡng đỉnh, chiều dài đầu – mông, cũng như trọng lượng bào thai. Tuy nhiên không phải mẹ bầu nào cũng biết những ký hiệu trên tờ kết quả siêu âm đó.
3 thời điểm quan trọng cần đi siêu âm thai mẹ cần lưu ý
Phương pháp siêu âm cùng với các chỉ số siêu âm thai nhi sẽ giúp bạn nắm bắt được hình ảnh và sự phát triển của con yêu. Trong suốt giai đoạn thai kỳ, có khoảng 8 lần cần thiết mà các mẹ nên đi siêu âm để nắm bắt được các chỉ số của thai nhi khi siêu âm. Tuy nhiên, có 3 mốc siêu âm thai quan trọng nhất mà các mẹ nên biết trong quá trình thai kỳ:
Từ tuần 12 đến 14 của thai kỳ
Đây là thời điểm để thực hiện đo khoảng sáng sau gáy nhằm dự đoán một số bất thường nhiễm sắc thể. Các bất thường này có thể là nguyên nhân gây ra các bệnh: Down, dị dạng tim, chi, thoát vị cơ hoành đối với bé yêu…. Vì vậy, mẹ bầu không nên bỏ qua lần siêu âm quan trọng này nhé!
Từ tuần 21 đến 24 của thai kỳ
Khi siêu âm ở giai đoạn này thì các cột sống, hộp sọ, não, tim, phổi, thận, cánh tay và chân của thai nhi bạn đều có thể được nhìn thấy được. Ngoài ra, đây là giai đoạn có thể phát hiện hầu hết các bất thường về hình thái của thai nhi như: sứt môi, hở hàm ếch và dị dạng ở các cơ quan nội tạng.

Từ tuần 30 đến 32 của thai kỳ
Ở giai đoạn này, những bất thường xuất hiện muộn như bất thường ở động mạch, tim và một vùng cấu trúc não sẽ được bác sĩ siêu âm phát hiện. Ngoài ra, ở giai đoạn này còn có thể kiểm tra được tình trạng vận chuyển dinh dưỡng của dây rốn, vị trí của nhau thai và tình trạng nước ối (đục hay trong, nhiều hay ít). Chinh vì vậy, đây là giai đoạn quan trọng mà các bố mẹ cần phải lưu ý và quan tâm nhé!
Các ký hiệu phổ biến trong kết quả siêu âm thai 12 tuần
Dưới đây là những kí hiệu phổ biến nhất trong siêu âm thai mà các bác sĩ thường thực hiện khi, mẹ bầu cần biết.
– GS (Gestational sac): Túi thai
– YS (Yolk Sac): Phôi thai
– FP (Fetal Pole): Cực bào thai (bức tường dày bao quanh thai nhi – thường được đo ở những tuần đầu thai kỳ)
– CRL (Crown Rump Length): Chiều dài từ đầu mông
– BPD (Biparietal Diameter): Đường kính lưỡng đỉnh
– HC (Head circumference): Chu vi đầu
– FL (Femur length): Chiều dài xương đùi
– AC (Abdominal circumference): Chu vi vòng bụng
– EFW (Estimated fetal Weight): Cân nặng thai nhi
=>> Tham khảo Bảng chuẩn cân nặng thai nhi theo tuần tại đây
Bảng chỉ số siêu âm thai theo từng tuần (đơn vị: mm)

Các chỉ số trong kết quả siêu âm thai cơ bản mẹ cần nắm
GA: Viết tắt của Gestational Age
Đây là một trong các chỉ số siêu âm thai nhi phản ánh tuổi của thai được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng. Tuổi của thai nhi là một yếu tố rất quan trọng, yếu tố này liên quan đến ngày dự sinh của thai nhi.
Vì thế, nếu như các mẹ bầu không thể nhớ rõ được ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối thì có thể trao đổi với bác sĩ hoặc có thể căn cứ vào ngày dự sinh trên phiếu siêu âm khi thai nhi được 12 tuần.
CRL: Viết tắt của Crown rump length
Đây là chỉ số siêu âm thai nhi sử dụng để tính chiều dài đầu mông của thai nhi. Chắc chắn nhiều người thắc mắc tại sao là chiều dài đầu mông mà không phải đầu chân?
Bởi vì trong nửa đầu của giai đoạn thai kỳ, thai nhi thường sẽ cuộn người lại nên không thể biết được chính xác các chỉ số về chiều dài đầu chân của thai nhi. Chỉ số về chiều dài đầu mông rất quan trọng đối với những thai nhi dưới 12 tuần vì đây là thời gian chỉ số đó được lấy để tính sự phát triển của thai nhi.
Chỉ số BPD
Đây là chỉ số được viết tắt của đường kính lưỡng đỉnh, là cách đọc chỉ số đo đường kính lớn nhất tại mặt cắt vòng đầu của thai nhi. Đường kính lưỡng đỉnh hay có cách gọi khác là chu vi vòng đầu.
Tất cả các mẹ bầu nên quan tâm nhiều hơn đến đường kính lưỡng đỉnh của bé ở giai đoạn cuối thai kỳ. Bởi vì cách đọc các chỉ số siêu âm này sẽ giúp mẹ lựa chọn phương pháp sinh hợp lý nhất cho mình.
Chỉ số FL: Viết tắt của Femur length
Đây là cách đọc chỉ số siêu âm về chiều dài xương đùi của bé yêu. Khi bước vào tuần thai thứ 13 thì thông thường chiều dài đầu mông của bé sẽ rất khó đo được một cách chính xác. Bởi vì giai đoạn này, thai nhi còn rất nhỏ mà có thể nằm nhiều tư thế khác nhau.
Vì vậy, các bác sĩ siêu âm giai đoạn này sẽ thông qua chiều dài xương đùi của bé để biết được thai nhi có đạt mức phát triển chuẩn theo tuần tuổi hay không. Đây cũng được xem là một trong những chỉ số quan trọng cho sự phát triển của thai nhi.
EFW: Viết tắt của Estimated fetal weight
EFW là cách đọc chỉ số siêu âm về cân nặng ước lượng của thai nhi. Đây là chỉ số được các mẹ rất quan tâm. Chỉ số siêu âm về cân nặng của bé sẽ phản ánh chế độ dinh dưỡng của mẹ trong thời kỳ thai nghén.
Vì vậy, để có một thai kỳ khỏe mạnh, con yêu phát triển bình thường thì các mẹ bầu nên ăn uống đầy đủ, khoa học. Như vậy, bé yêu của bạn mới có được số cân nặng đạt tiêu chuẩn.
Vậy là với những chia sẻ ở trên chị em đã đọc kết quả siêu âm thai 12 tuần rồi phải không nào. Nếu như chị em còn thắc mắc gì cần chúng tôi tư vấn vui lòng [TRUY CẬP TẠI ĐÂY] để được giải đáp miễn phí.
Chúc chị em có một thai kỳ khỏe mạnh!