Siêu âm thai nhi 26 tuần tuổi chỉ số như thế nào là bình thường?
Qua mỗi tuần thông qua siêu âm mà các mẹ có thể nhìn thấy sự chuyển biến rõ rệt, từng chỉ số 1 của thai nhi cũng như cân nặng của thai nhi. Chúng ta đã biết thì càng về cuối thai kỳ thai nhi sẽ phát triển càng nhanh. Vậy siêu âm thai nhi 26 tuần tuổi chỉ số như thế nào là bình thường để hiểu dõ hơn về các chỉ số này chị em có thể hiệu cụ thể thông qua bài viết sau:

Chỉ số siêu âm thai nhi 26 tuần tuổi bao nhiêu là bình thường?
Thai nhi 26 tuần tuổi là lúc mà bé con của mẹ đã trở nên cứng cáp và từ giờ trở đi sẽ là thời gian bé hoàn thiện bản thân để đạt các chỉ số cao nhất trước khi chào đời. Cân nặng và chiều dài trung bình của em bé lúc này là khoảng 760g và 35,6cm.
Trong thời điểm này, hệ thần kinh, các giác quan, các cơ quan nội tạng và các cơ của bé đã phát triển linh hoạt. Điển hình như việc thai máy của con diễn ra thường xuyên hơn và có lực đủ mạnh để mẹ cảm nhận được, bé cũng biết phản ứng lại với những âm thanh hay ánh sáng bên ngoài bụng mẹ.
Khi đi khám thai định kỳ và siêu âm thai nhi 26 tuần tuổi thì mẹ sẽ biết được các chỉ số của con như sau:

Trong đó:
- BPD (mm): đường kính lưỡng đỉnh (Biparietal diameter)
- FL (mm): chiều dài xương đùi (Femur length)
- AC (mm): chu vi bụng (Abdominal circumference)
- HC (mm): chu vi đầu (Head circumference)
- EFW (g): cân nặng thai nhi ước tính (Estimated Fetal Weight)
Lưu ý: Những con số trong bảng này đều mang tính chất trung bình, tức là vẫn có những trường hợp các chỉ số này có sự xê nhích thấp hơn hoặc cao hơn một chút. Nếu kết quả siêu âm cho thấy em bé vẫn đang phát triển khỏe mạnh thì mẹ không cần phải lo lắng đâu.
Xem thêm: Top 15 bác sĩ siêu âm thai giỏi tại Hà Nội
Khám thai và siêu âm thai 26 tuần tuổi: Mốc khám thai quan trọng mẹ nên nhớ

- Phải làm sao khi thai 26 tuần tuổi bị dây rốn quấn cổ?

- Tần suất quan hệ khi mang thai bao nhiêu lần 1 tuần là hợp lý?
Mốc khám thai 26 tuần tuổi là 1 trong 7 mốc khám thai đặc biệt quan trọng mà mẹ bầu cần ghi nhớ và thực hiện. Trong tuần này, mẹ sẽ được chỉ định khám tổng quát tình trạng sức khỏe của cơ thể như đo cân nặng, đo kích thước vùng bụng, đo chiều cao tử cung…
Cũng trong lần khám thai này, ngoài những thăm khám thông thường thì mẹ cũng sẽ được tiêm phòng uốn ván lần 1 theo quy định nếu mẹ chưa tiêm phòng trước khi mang thai. Đây là một biện pháp hiệu quả và an toàn để bảo vệ thai nhi không bị nhiễm uốn ván rốn khi chào đời.

Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ tiến hành siêu âm thai để theo dõi thai nhi xem bé đang phát triển như thế nào và có gặp vấn đề gì hay không, đặc biệt là sàng lọc lại một lần nữa nguy cơ dị tật thai nhi về cả hình thái bên ngoài và các cơ quan bên trong. Từ đó, sẽ có cách can thiệp sớm, tìm cách khắc phục, dưỡng thai hoặc đình chỉ thai trước tuần thai thứ 28.
Việc cần làm bây giờ là chị em nên thăm khám định kỳ để đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và thai nhi cho đến ngày có dấu hiệu chuyển dạ nhé. nếu còn bất kỳ thắc mắc gì chị em vui lòng [TRUY CẬP TẠI ĐÂY] để được tư vấn miễn phí. Chúc chị em có một thai kỳ khỏe mạnh!